Tuyệt chiêu về cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm chính xác
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 8 tuần tuổi thường sẽ hay bị giật mình, quấy khóc, ngủ không ngon. Vậy bạn có tò mò muốn biết nguyên nhân và cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào không? Câu trả lời chúng tôi đã tổng hợp qua bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm
Theo các bác sĩ chuyên ngành, trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường và còn được gọi là khóc dạ đề hay khóc dã tràng. Thế nhưng, các mẹ cần lưu ý đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, không phải lúc nào khóc đêm cũng bình thường, có nhiều trường hợp đó là dấu hiệu của những bệnh lý mà trẻ mắc phải.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn giấc ngủ của trẻ chúng tôi đã tổng hợp, mời các bạn tham khảo:
Nguyên nhân sinh lý
Theo nghiên cứu, giấc ngủ của con người gồm 2 giai đoạn: REM (Rapid Eye Movement) và Non-REM (Non Rapid Eye Movement). Với trẻ sơ sinh giai đoạn đầu đời giấc ngủ chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nên giai đoạn REM sẽ chiếm 50% trong thời gian ngủ.
Mặt khác, ở giai đoạn REM nhịp tim và hơi thở của trẻ sẽ nhanh hơn. Vì các bộ phận trong cơ thể vẫn đang hoạt động để hoàn thiện, nhất là não bộ và hệ hô hấp. Chính vì thế, nếu có các tác động bên ngoài như mẹ cho bú no quá, trẻ đói, ồn ào thường sẽ khiến trẻ giật mình, quấy khóc và dễ tỉnh giấc.
Nguyên nhân bệnh lý
Thiếu canxi, còi xương
Nguyên nhân bệnh lý hàng đầu khiến trẻ bị rối loạn trong giấc ngủ chính là thiếu các chất dinh dưỡng như magie, kẽm, sắt…. Điều này khiến trẻ dễ bị bệnh còi xương, mất ngủ, khóc thét trong giấc ngủ, thậm chí còn làm cho trẻ bị mệt mỏi ngủ ngày, cày đêm.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Khi trẻ bị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi… cũng sẽ làm cho trẻ bị khó ngủ. Bởi các bệnh lý này sẽ khiến trẻ bị khó thở bằng mũi, phải thở chủ yếu bằng miệng nên dễ gây cảm giác khó chịu, bứt rứt trong giấc ngủ.
Bệnh lý nội khoa
Nếu trẻ bị các bệnh lý nội khoa như viêm tai giữa, chân tay miệng, sốt hoặc các bệnh về hệ thần kinh… cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó ngủ. Vì những bệnh lý đó ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể của trẻ, khiến trẻ khó chịu, mất ngủ.
Mộng du, béo phì
Khi trẻ bị mộng du thường sẽ hay bị tỉnh giấc, vặn mình và ngủ không được sâu. Còn khi trẻ bị thừa cân, béo phì hệ hô hấp sẽ bị cản trở dẫn đến khó thở và khó đi vào giấc ngủ sâu khi thở bằng miệng.
Bên cạnh những nguyên nhân trên đây, khi trẻ sơ sinh khóc đêm các mẹ cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Có thể do trẻ đã ngủ quen trên nôi, võng hoặc được bế bồng hoặc thời gian ngủ ban ngày quá dài, không hợp lý.
Cũng có thể do các tác động từ những yếu tố bên ngoài như phòng ngủ ồn ào, nhiều ánh sáng hoặc bỉm ướt, quần áo chật, giường có bụi bẩn… Bạn hãy lưu tâm để bé đi vào giấc ngủ sâu và phát triển toàn diện nhất nhé!
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm
Khi gặp trường hợp trẻ sơ sinh bị khóc đêm các mẹ không cần quá lo lắng vì phần lớn là dấu hiệu bình thường. Điều quan trọng là bạn cần nắm được nguyên nhân để tìm cách điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Sau đây là một số cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm, các mẹ có thể tham khảo:
Hình thành, tập luyện đồng hồ sinh học giấc ngủ cho trẻ thật hợp lý, đều đặn bằng cách duy trì thời gian ngủ ban ngày và ban đêm.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ trước khi đi ngủ.
Cho trẻ bú vừa phải để không quá no cũng không quá đói.ư
Trước khi đi ngủ không cho trẻ vận động, chơi đùa quá nhiều.
Tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng gấu bông, gối chặn để trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Trước khi ngủ cần kiểm tra xem bỉm có bị ướt không để thay đảm bảo trẻ ngủ ngon, không bị khó chịu.
Đảm bảo ga giường, chăn phải luôn được sạch sẽ tránh trường hợp trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu.
Phòng ngủ của trẻ cần được yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ để tạo sự an toàn cho trẻ ngủ.
Các mẹ không nên để trẻ bị phụ thuộc vào võng, nôi hoặc thường xuyên bế trong lúc ngủ.
Ngoài ra, nếu đã áp dụng những cách trên mà vẫn không cải thiện được tình trạng. Thậm chí trẻ còn khóc nhiều hơn và có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe các mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên để lâu sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển của trẻ.
Kết luận
Vừa rồi là những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp tất cả những ông bố, bà mẹ, nhất là với gia đình lần đầu sinh con có thêm hiểu biết về vấn đề chăm sóc, nuôi dạy những thiên thần của mình!
Comments
Post a Comment