Cách chơi cờ vây đơn giản, dễ hiểu

Bên cạnh cờ tướng, cờ vua thì cờ vây cũng là một bộ môn thể thao, trò chơi có truyền thống lâu đời và rất được yêu thích. Cùng khám phá ngay cách chơi cờ vây hiệu quả và đúng chuẩn nhất dưới bài viết sau nhé!

Giới thiệu đôi nét về cờ vây


Cờ vây được biết đến là một môn thể thao trí tuệ hay một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng giữa 2 người. Trong đó mục tiêu chính của người tham gia là bao vây được nhiều lãnh thổ hơn đối thủ.


Trò chơi này được phát minh từ thời cổ đại khoảng 2.500 năm trước tại Trung Hoa. Đến nay nó được đánh giá là một trong các bộ môn lâu đời nhất mà vẫn được ưa chuộng, phát triển.


Mặc dù sở hữu quy tắc, cách chơi cờ vây đơn giản, tuy nhiên nó lại vô cùng thiên biến vạn hóa và phức tạp về mặt chiến thuật. Thậm chí theo đánh giá thì số lượng các khả năng, các nước đi trong cờ vây là một con số cực kỳ khủng. 

Luật chơi cờ vây


Điều quan trọng trước khi tham khảo cách chơi cờ vây cho người mới bắt đầu nói riêng hay bất cứ ai muốn tham gia bộ môn này nói chung là bạn cần phải hiểu được luật chơi trước. Cụ thể:


9 điều luật chung về chơi cờ vây


  1. Cờ vây là trò chơi giữa 2 đối thủ (2 người).

  2. Phân ra 1 người cầm quân trắng, còn 1 người cầm quân đen. Bên cầm đen đi trước (trừ các trường hợp chấp quân thì bên cờ trắng được đi trước).

  3. Quân cờ sẽ được đặt vào giao điểm của các đường kẻ.

  4. Mỗi 1 quân cờ khi đã đặt vào vị trí thì sẽ không được phép di chuyển nữa (trừ trường hợp bị bắt làm tù binh hoặc bị nhấc ra ngoài).

  5. Bên nào chiếm được nhiều đất hơn, thì thắng ván cờ.

  6. Các quân cờ bị đối phương làm cho hết "khí" thì gọi là "tù binh" và sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ.

  7. Không được phép đặt quân vào vị trí không còn "khí" (trừ các trường hợp ăn quân).

  8. Có những quy ước đặt biệt cho trường hợp "tranh chấp" lẫn nhau, được gọi là "ko''.\

  9. Sẽ có những điều luật riêng cho việc đánh có chấp.


Luật về bàn cờ


  • Bàn cờ sẽ có hình vuông và bao gồm 19 đường ngang dọc giao nhau để tạo thành 361 giao điểm.

  • Trên bàn cờ sẽ có 9 chấm đen gọi là sao. Nó giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ.

  • Sao chính giữa bàn cờ thường được gọi là Thiên Nguyên hay tengen.

  • Người mới bắt đầu thì thường chơi với bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó lên kích cỡ là 13×13.


Luật về quân và nhóm quân


  • Quân cờ sẽ có 2 màu đen và trắng và được đặt xuống bàn cờ tại các giao điểm.

  • Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) thì sẽ tạo thành các nhóm quân.

  • Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) được gọi là khí.

  • Quân hoặc nhóm quân nào hết khí thì sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh.


Luật về thời gian đánh


Khi đến lượt đánh thì mỗi bên sẽ có 1 thời gian quy định để đánh quân cờ. Nếu hết thời gian mà người chơi không không bỏ lượt hay đánh quân cờ thì sẽ xử thua do hết thời gian. 


Hướng dẫn cách chơi cờ vây


Hướng dẫn lối chơi cờ vây đơn giản nhất sẽ bao gồm các nội dung và thao tác sau:


  1. Lượt đánh, các thao tác chơi cờ vây cơ bản


  • Cờ vây sẽ được chơi theo lượt, mỗi lượt thì người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước.

  • Nếu không cần thiết thì người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình. Trường hợp nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc.

  • Một quân khi đã được đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa.

  • Không đánh quẩn: Hiểu đơn giản là người chơi không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ.


  1. Các thuật ngữ, định nghĩa trong cách chơi cờ vây


Bạn chắc chắn sẽ phải hiểu được những định nghĩa và thuật ngữ này thì mới biết được cách chơi cờ vây đúng chuẩn nhất


Khí của quân cờ


  • Khi 1 quân cờ được đặt xuống bàn trống thì tất cả giao điểm nằm sát (ngang và dọc) là khí của quân đó.

  • Quân đen lúc này có thể tạo 1 đám quân có nhiều khí hơn bằng cách nối quân với nhau.

  • Nếu 2 quân chéo nhau thì chưa nối với nhau.

  • Khi mà đối phương đặt quân vào khí của bạn thì quân bạn mất đi khí ở đó.

  • Lúc này quân không còn khí sẽ bị ăn và được bốc ra khỏi bàn cờ cũng như trở thành tù binh của đối phương.

  • Theo luật cờ vây, thì người chơi được phép đi bất kỳ điểm nào trên bàn cờ, miễn là nó có khí. Thế nhưng lại không được đặt quân vào vị trí quân của mình hết khí. Tuy nhiên, bạn vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương.


Sống và chết trong cờ vây


Khi mà 2 bên giao tranh thì nhiều trường hợp 1 bên sẽ bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương. Lúc này, ta sẽ phải xét đến tình trạng của nó gồm 3 tình huống: Đã sống, đã chết, hoặc chưa thể xác định được.


Khi đám quân bị bao vây


Khi nhóm quân của trắng đều hoàn toàn bị đen bao vây và không còn đường thoát ra phía ngoài thì:


  • Quân trắng đang bị bao vây, nếu quân đen muốn giết thì chỉ cần xiết hết khí của quân trắng.

  • Nếu quân trắng đi vào các khí này thì cũng không được gì thêm ngoài việc “tặng” thêm quân cho đen.

  • Ở góc dưới, quân đen có thể xiết hết các khí bên ngoài và cuối cùng là đánh vào vị trí tam giác để giết trắng.


Vùng đất


  • Đất chính là 1 vùng bàn cờ nhất định được bao vây hoàn toàn bởi quân đen hoặc trắng.

  • Bạn có thể dùng biên hoặc góc của bàn cờ để vây đất.

  • Đơn vị của đất là mục (là giao điểm trống của các đường kẻ).


Tù binh


Đây là chỉ những quân bị quân đối phương bao vây và hết khí thì sẽ bị đưa ra khỏi bàn làm tù binh của đối phương.


Ăn quân hay bắt quân


Khi một bên đi quân chặn nốt khí cuối cùng của đám quân đối phương thì sẽ khiến cho đám quân của đối phương hết khí. Lúc này quân của bên đó sẽ coi như "chết hẳn" và bị nhấc ra khỏi bàn cờ. Mỗi bên sẽ để riêng tù binh của mình để dùng tính điểm vào cuối ván cờ.


Điểm hết khí


Đây chính là giao điểm bị 1 bên vây kín. Và lúc này sẽ có 2 loại nước cấm:


  • Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt).

  • Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt.


Mắt


Mắt được hiểu là 1 hay nhiều giao điểm trống của 1 đám quân bị một bên vây kín. Có 2 loại mắt là: Mắt nhỏ ( gồm từ 1 - 2 giao điểm) và mắt to ( từ 3 giao điểm trở lên). Hay mắt thật ( mắt hoàn chỉnh, các vị trí đều có đủ quân) và mắt giả ( mắt thiếu quân, về sau có thể sẽ không còn là mắt nữa).


Tình huống ko và luật tranh chấp


Tình huống này diễn ra khi bên quân đen có 1 điểm hết khí. Cụ thể:


  • Nếu bên trắng đặt quân mình vào vị trí sao thì hợp lệ vì ăn ngay 1 quân đen. Đồng thời cũng tạo ra điểm hết khí mới của trắng. 

  • Đến lượt đen đi, thì họ cũng lại đặt quân vào điểm hết khí này và bắt 1 quân trắng. Tương tự cũng tạo ra một điểm hết khí mới của đen.

  • Và 2 bên cứ ăn đi ăn lại như thế không bao giờ chấm dứt. Điều này dẫn tới sự tranh chấp vĩnh viễn khiến ván cờ trở nên vô nghĩa. 


Để tránh hiện tượng "Ko" này thì cách chơi cờ vây quy ước như sau: Khi 1 bên ăn quân theo kiểu tranh chấp thì bên kia không được ăn lại ngay theo kiểu tranh chấp đó nữa mà phải đi ít nhất 1 nước khác rồi sau đó mới được ăn lại theo kiểu tranh chấp. 


Cách xét kết quả ván cờ


  • Người đi trước: Không được cộng mục.

  • Người đi sau: Được cộng mục tùy từng loại bàn cờ.

  • Bàn cờ 19x19: Người đi sau được cộng 6,5 mục.

  • Bàn cờ 17x17: Người đi sau được cộng 4,5 mục.

  • Bàn cờ 15x15: Người đi sau được cộng 3,5 mục.

  • Bàn cờ 13x13: Người đi sau được cộng 2,5 mục.

  • Bàn cờ 11x11: Người đi sau được cộng 1,5 mục.

  • Bàn cờ 9x9: Người đi sau được cộng 0,5 mục.

  • Trao trả tù binh: Bên quân đen có tù binh là các quân trắng sẽ đặt các tù binh vào vùng đất của quân trắng, và tương tự quân trắng cũng đặt tù binh vào vùng đất quân đen.

  • Đếm đất: Sau khi 2 bên trao trả tù binh thì tiến hành điểm đất.

  • Tính đất: Sau khi đếm đất xong, người đi trước giữ nguyên số đất đếm được. Người đi sau có tổng số đất bằng số đất đếm được và cộng thêm mục (đất)  tùy theo bàn cờ. Người thắng là người có tổng số đất lớn hơn người thua.

Kết luận


Hy vọng cách chơi cờ vây chính xác và chi tiết mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn trí tuệ đầy hấp dẫn này. Từ đó áp dụng để “trăm trận trăm thắng” khi tham gia đấu cờ vua nhé!

Comments

Popular posts from this blog

Kinh nghiệm bán hàng trên shopee đơn giản, dễ dàng

Top 10 ca sĩ nổi tiếng nhất việt nam

Thành phố Marseille - Thành phố cảng đẹp như mơ tại Pháp