Cách chăm sóc cây lưỡi hổ chuẩn xác

Lưỡi hổ không chỉ mang nhiều ý nghĩa phong thủy mà còn có tác động tốt đến sức khỏe con người. Do vậy mà có rất nhiều người ưa chuộng, nhân giống để trang trí, làm cảnh. Tuy nhiên, đa số lại không biết cách bón phân, cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách. Nếu bạn cũng vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Giới thiệu qua về cây lưỡi hổ


Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây hổ thiệt, hỗ vĩ hoặc cây Lưỡi cọp, là loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây và có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi với sức sống bền bỉ  chịu nóng, chịu khô cực tốt và có thể sống ở môi trường có ít ánh nắng mặt trời.


Theo nghiên cứu, lưỡi hổ là loại cây mọng nước có thân mọc đứng từ gốc, không phải dạng thân bò. Thông thường, chiều cao trung bình của loại cây này sẽ dao động trong khoảng 30 - 80 cm và mọc thành từng bụi. Lưỡi hổ có hoa màu trắng lục nhạt, cánh thuôn và mềm nhưng chỉ ở vùng Tây phi mới gặp nhiều, còn ở nước ta rất ít.


Lá cây lưỡi hổ khá cứng, có màu xanh đậm kết hợp xanh bóng theo đường sọc vằn giống hổ, xung quanh rìa của lá có 2 dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Lá cây có hình dạng giáo hẹp, ngọn hướng thẳng đứng lên trời, mỗi cây thường có khoảng 5-6 lá xếp vòng tròn từng lớp.


Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ


Lưỡi hổ là loại cây có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng và phát triển tốt cả trong mọi điều kiện kể cả môi trường khắc nghiệt. Chính vì thế, chăm sóc cây lưỡi hổ cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên để cây phát triển được một cách tốt nhất các bạn cần lưu ý đến hướng dẫn cách chăm sóc sau đây:


Nhiệt độ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên khả năng chịu rét khá kém. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, điều kiện nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây là từ 15-27 độ C. Tốt nhất, bạn nên đặt cây ở ban công hoặc những nơi gần ánh sáng mặt trời.


Ánh sáng, chịu nắng


Đây là loài cây đặc biệt có thể sống ở điều kiện có ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu. Do đó, bạn nên đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời kèm thêm một khoảng bóng râm là tốt nhất. 


Nếu bạn ngày trời nắng quá bạn có thể sử dụng màn mỏng che để làm giảm cường độ ánh sáng của mặt trời. Còn nếu cây mới trồng mà bạn không đủ điều kiện để đưa ra ánh sáng thì có thể bố trí đèn huỳnh quang chiếu sáng để cung cấp ánh sáng cho cây.

>>> Ngoài việc chăm cây, các bạn có thể xả stress với tựa game cá lớn nuốt cá bé dưới đây nhé!


Tưới cây


Khi tưới bạn cần chú ý không để đất quá ẩm, không tưới quá nhiều nước. Vì cây lưỡi hổ không thích hợp với môi trường ẩm nhiều. Tốt nhất khoảng 2-3 tuần khi quan sát thấy đất ráo rồi mới nên tưới nước và tưới theo chiều dọc của thân cây, không nên tưới giữa cụm.


Bón phân cho cây


Mùa xuân và mùa hè là 2 thời điểm phù hợp nhất để bón phân cho cây. Mỗi tháng bạn nên bón một lần và loại phân thích hợp là giàu protease. Khi bón bạn nên trộn theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của loại phân đó. 


Chăm sóc thông thường


Hàng ngày, nếu quan sát thấy phần lá bị bẩn bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sạch. Và khi thấy phần rễ bắt đầu mọc ra khỏi lỗ thoát nước hoặc chậu bị nứt thì bạn cần thay đổi chậu có kích cỡ lớn hơn để đảm bảo cho cây có điều kiện môi trường phát triển một cách tốt nhất.


Kỹ năng phát hiện mầm bệnh


  • Khi phần lá xuất hiện đốm nâu và phần gốc bắt đầu thối bạn cần chú ý tưới nước vì khả năng đang bị dư nước. 

  • Khi lá bị thâm đen, mềm và ngọn khô, trên lá có từng mảng nâu rải rác hãy đưa cây ra ánh sáng và nơi có nhiệt độ thích hợp vì đó là dấu hiệu của thiếu ánh sáng và nhiệt độ thấp.

  • Nếu phần lá mới mọc quá mềm bạn cần chú ý liệu trình bón phân để điều chỉnh vì có thể đã bón quá nhiều. 

  • khi phần lá có màu nhạt dần, không còn thấy sự pha trộn và đường sọc vằn đậm bạn cần đưa ra chỗ có ánh sáng vì đó là dấu hiệu cho biết cây đang thiếu yếu tố này trầm trọng.

Kết luận


Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng kỹ thuật chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin kiến thức hữu ích để chăm sóc cho loại cây cảnh của nhà mình nhé !

Comments

Popular posts from this blog

Kinh nghiệm bán hàng trên shopee đơn giản, dễ dàng

Top 10 ca sĩ nổi tiếng nhất việt nam

Thành phố Marseille - Thành phố cảng đẹp như mơ tại Pháp